Chi tiêu, quản lý tài chính luôn là một trong những vấn đề nhức nhói nhất và được đưa ra bàn luận luận sôi nổi từ trước đến nay.
Một điều không thể phủ nhận đó chính là vẫn còn nhiều gia đình rơi vào tình trạng chi tiêu bị lạm phát nghiêm trọng, lương thì vẫn vậy nhưng tiền tiêu xài ngày một tăng lên, vậy điều gì làm ảnh hưởng đến việc này, hãy cùng theo chân Cầm Đồ Tiết Kiệm để cập nhật các thông tin đó nhé.
Giúp Bạn Chỉ Ra Các Lỗi Chi Tiêu Trong Gia Đình
Các lỗi khi quản lý chi tiêu gia đình thường gặp
Không có kế hoạch chi tiêu
Không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng đây là một trong những lỗi sẽ thường xảy ra trong quản lý chi tiêu gia đình mà đặc biệt đối với những cặp vợ chồng mới cưới.
Do không có kế hoạch chi tiêu phù hợp, đây là điều dẫn đến nhiều cặp vợ chồng vào năm đầu tiên chung sống không thể tiết kiệm được đồng nào. Và sau khi có con, chúng ta dễ rơi vào trạng thái “lúng túng” về mặt tài chính, phải lấy tiền đầu này đắp đầu kia vì chưa có sự chuẩn bị trước đó.
Vì vậy, các bạn sau khi kết hôn chúng ta cần tìm hiểu và cùng nhau đưa ra một kế hoạch chi tiêu hợp lý cho gia đình nhỏ của mình nhé.
Giữ bí mật về thu nhập tài chính của mình
Theo một cuộc khảo sát năm 2015 của ET Wealth và tờ Economic Times thì gần 39% người tin rằng việc nói dối bạn đời về tiền bạc là điều hoàn toàn bình thường, có 25% người tham gia khảo sát nói rằng họ nói dối về thu nhập của mình. Dinesh Rohira, người sáng lập dịch vụ tài chính 5nance.com cho biết, hầu hết các cặp vợ chồng đều nói dối để tránh gây bất lợi hoặc bảo vệ tài chính của họ.
Đàn ông thường sẽ nói dối hoặc che giấu thông tin nếu họ bị thua lỗ trong các khoản đầu tư hoặc kinh doanh, mắc nợ quá nhiều mà không thể trả được hoặc mua những món hàng có giá trị lớn.
Giải pháp
Nên tìm hiểu về tài chính trước khi đi đến kết hôn. Cùng trò chuyện, trao đổi về thu nhập của đối phương, cách bạn muốn chi tiêu và đầu tư, cũng như mục tiêu tài chính mà bạn muốn. Tốt nhất, nên giữ lại thu nhập cá nhân của mình để tự do tài chính, đồng thời có một khoản quỹ chung, nơi hai người cùng đóng góp cho mục tiêu và chi phí chung cho tương lai.
Phụ nữ cũng cần học cách độc lập trong tài chính, hiểu về tài chính, quan tâm tích cực đến tài chính gia đình và nhận thức để tránh bị đối xử tệ bạc. Phải biết chồng mình đang đầu tư vào đâu và bạn có phải cùng trả nợ không, có tài sản chung hoặc đứng tên bạn không.
Vay tiền – Sử dụng dịch vụ mua trước trả sau
Để nói về dịch vụ mua trước thanh toán sau thì đây chính là một con dao hai mặt. Có ích nhưng cũng tiềm tàng nhiều vấn đề phát sinh dẫn tới chúng ta rơi rào vòng lẩn quẩn giữa vay nợ và trả nọ. Đến nửa tháng tiền lương đã xài hết nhưng còn một tá thứ phải chi tiêu sắm sửa nên bắt buộc phải đi vay tiền. Và rồi vòng tuần hoàn này sẽ xoay quanh cuộc sống của bạn và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống gia đình và làm nó trở nên ngày một bế tắt hơn.
Xu hướng mua trước, trả sau khiến việc mua sắm từ nhà cửa, xe cộ,… trở nên dễ dàng. Hành vi mua bán giúp giải phóng dopamine trong não, thành thứ gây nghiện, dẫn đến chi tiêu quá đà. Nếu chẳng may bạn đời mất việc, bị giảm lương hoặc kinh doanh thua lỗ, gia đình không còn khả năng trả nợ, gánh nặng lãi suất sẽ leo thang.
Giải pháp
Để gia đình không bao giờ phải rơi vào tình trạng như trên thì chúng ta phải dàn xếp việc chi tiêu của mình sao cho hợp lí. Hợp lí ở đây là không la cà trên các sàn thương mại điện tử, không mua sắm chỉ bởi vì theo trend dù biết nó không phù hợp với mình hoặc mình sẽ không có nhiều cơ hội để sử dụng nó.
Không phân chia trách nhiệm tài chính giữa vợ và chồng
Sau ngày về chung một nhà, các cặp vợ chồng cần bàn bạc và định rõ các trách nhiệm tài chính.
Cần đưa ra kế hoạch về số tiền cần đóng góp vào quỹ gia đình (phù hợp với thu nhập từng người); hoặc phân chia ra những khoản chi tiêu mà từng người chịu trách nhiệm quản lý như chồng chi trả các khoản tiền thuê nhà, tiền điện nước thì vợ sẽ là người chịu trách nhiệm tiền chợ, tiền tiết kiệm…
Nếu không phân chia trách nhiệm tài chính từ ban đầu, khi cần đến những khoản tiền lớn, vợ chồng thường sẽ hoàn toàn rơi vào cảnh bị động, xấu hơn có dễ dẫn tới việc không hòa thuận và cãi vã về vấn đề chi tiêu.
Không phân chia trách nhiệm tài chính giữa vợ và chồng
Không có quỹ dự phòng cho các sự cố rủi ro
Việc chuẩn bị một quỹ dự phòng hay quỹ tiết kiệm chung trong gia đình là điều cần thiết với mọi gia đình.
Trong cuộc sống sẽ có nhiều điều bất ngờ xảy ra mà bạn không thể lường trước được như ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp,… Hay quan trọng hơn đó chính là đón một thành viên mới cho gia đình.
Vì thế, nên việc thiết lập một quỹ dự phòng cho gia đình là điều cần thiết tất yếu để đảm bảo có nguồn tài chính của các bạn đủ tốt để sẵn sàng đối phó với những sự cố, rủi ro hay tình huống phát sinh đột xuất xảy ra.
Vợ/Chồng kiểm soát chi tiêu gia đình
Nếu trong các gia đình mà chồng là người duy nhất kiếm tiền thì sẽ nắm mọi quyết định tài chính. Điều này có nghĩa người đó có thể kiểm soát chặt chi tiêu, không đưa đủ tiền mua sắm cá nhân hoặc chi phí cho gia đình thoải mái.
Bất động sản, vàng hoặc các khoản đầu tư cổ phần chỉ đứng tên một mình chồng, để người vợ không có bất kỳ nguồn tài chính nào nếu có vấn đề xảy ra cụ thể là hôn nhân đổ vỡ.
Giải pháp
Trước khi kết hôn cần trang bị kiến thức đầy đủ về quyền tài chính, có thông tin và hiểu biết cần thiết. Khi chuẩn bị kết hôn phải yêu cầu bình đẳng tài chính trong mối quan hệ. Nếu bị kiểm soát, bạn cần ly thân hoặc đòi ly hôn, trước khi bị bạo hành kinh tế nghiêm trọng hơn.
Vợ chồng cùng kiểm soát dòng tiền, kiểm soát chi tiêu
Cho người thân vay tiền
Nguyên nhân lớn dẫn đến xích mích trong gia đình là vợ hoặc chồng thường xuyên cho bạn bè hoặc người thân vay tiền mà không thông báo cho người còn lại biết. Đây là nguyên nhân khiến người còn lại cảm thấy không được tin tưởng, đặc biệt khi họ phải gián đoạn chi tiêu hoặc đầu tư mà không được biết gì cả.
Bên cạnh đó, những khoản vay như vậy thường không có lãi suất, có nghĩa bạn mất một khoản có thể được đầu tư, có lãi kép theo thời gian. Tệ hơn thì bạn có thể không được trả lại tiền.
Giải pháp
Vợ chồng phải công khai với nhau về các khoản cho vay dù là người thân, bạn bè hay đồng nghiệp, về số tiền cho vay và thời gian hoàn trả. Thay vì thỏa thuận lời nói, cho ai vay phải có văn bản với các điều khoản và thời hạn hoàn trả rõ ràng để tránh phát sinh các vấn đề không đáng có về sau.
Bên trên là một vài vấn đề sẽ xảy ra liên quan đến việc chi tiêu và quản lý tài chính của gia đình. Bên cạnh đó là các giải pháp mà bạn cũng có thể áp dụng theo để kiểm soát kế hoạch này tốt hơn, hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được quý khách ạ.
Cầm Đồ Tiết Kiệm – Cầm Đồ Cần Thơ nhận cầm hầu hết các tài sản như: giấy tờ nhà đất, xe tải, xe ô tô, xe máy, điện thoại, laptop, máy tính bảng…
Cầm Đồ Cần Thơ – Cầm Đồ Tiết Kiệm Cần Thơ
► Mọi thắc mắc về các gói Cầm cố/ Cầm đồ và mức lãi suất, vui lòng:
● Đăng ký cầm cố tại đây: camdotietkiem.vn/dinh-gia-tai-san
● Mua sắm tiết kiệm tại Facebook: https://www.facebook.com/camdotietkiem
————————————————–
◾️ HỆ THỐNG CẦM ĐỒ SỐ 1 CẦN THƠ – CẦM ĐỒ TIẾT KIỆM CẦN THƠ